Lợi thế giao thông quận Long Biên
Lợi thế cơ sở hạ tầng:
Tính tới năm 2016, quận
Long Biên đã triển khai 6 dự án lớn (được đánh giá thay đổi cơ bản diện mạo quận),
bao gồm:
· Nâng cấp, mở rộng đường Ngô Gia Tự.
· Nâng cấp tuyến đường từ Ngọc Thụy đi KĐT
Ngọc Lâm.
· Dự án xây dựng tuyến đường 30m nối từ đường
Ngô Gia Tự đến đê sông Đuống
· Tuyến đường 21m nối từ khu đô thị mới Việt
Hưng đến Quốc lộ 1.
· Tuyến đường 22m nối từ đường Nguyễn Văn
Cừ qua đường Nguyễn Sơn tới đường Ngọc Thụy đi qua khu đô thị mới Thạch Bàn.
· Đường Thạch Bàn từ sông Hồng đến hết đường
Nguyễn Văn Linh
Hạ tầng cơ sở tốt, cùng với
yếu tố cảnh quan, sinh thái được hoàn thiện (từ năm 2010 đến nay, quận tập
trung cải tạo cảnh quan các hồ, vườn hoa, cải tạo 10 hồ lớn, điển hình như hồ
Việt Hưng, hồ Ngọc Lâm, hồ Thạch Bàn, hồ Tân Thụy, hồ Vục, hồ Sài Đồng) là lý
do căn bản thu hút giới đầu tư nói chung và các tên tuổi trong làng BĐS tìm về các dự án khu Đông.
Hạn chế:
Kết nối Long Biên, Gia
Lâm với khu vực đối xứng qua sông ghi nhận hàng loạt các công trình cầu như:
Vĩnh Tuy (có kế hoạch mở rộng gấp đôi), Thanh Trì, Đông Trù, Chương Dương, Long
Biên, Đuống, Phù Đổng.
Tuy nhiên “huyết mạch”
vào trung tâm Hoàn Kiếm được cho là chỉ có cầu Vĩnh Tuy và Chương Dương. Vào
các khung giờ cao điểm:
· Cầu Chương Dương tỏ ra quá nhỏ (thậm chí
quá tải) trước lưu lượng phương tiện khổng lồ.
· Trong khi cầu Vĩnh Tuy lại có vẻ quá xa
so với những cư dân sinh sống sở tại muốn tìm về bờ Hồ. Khu vực 2 chân cầu đã
có dấu hiệu quá tải (tại nút giao Cổ Linh AEON Mall Long Biên và đầu phía Nguyễn
Khoái) đã dần ngột ngạt bởi cư dân từ Hòa Bình Green City.
· Còn Cầu Thanh Trì cũng bắt đầu tỏ ra quá
tải.
· Cầu Long Biên (chỉ phục vụ xe máy) thì hiệu quả không đáng kể…
Trong
tương lai, khi những dự án BĐS ven sông Hồng ở Long Biên/Gia Lâm/Thạch Bàn mọc
lên, chắc chắn việc quá tải hạ tầng giao thông liên khu vực là điều khó tránh
khỏi.